Mở Cửa Hàng Tạp Hóa Cần Bao Nhiêu Vốn? [GIẢI ĐÁP]
Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn? Và những hạng mục chi phí cần đầu tư bao gồm những gì? Câu trả lời sẽ được Kệ Sắt ATN hé lộ ngay trong bài viết sau, mời các bạn cùng tham khảo.
Ngay từ khi bắt đầu mở cửa hàng tạp hóa thì điều mà hầu hết chủ cửa hàng quan tâm chính là số vốn cần bỏ ra để có thể vận hành cửa hàng. Trên thực tế thì tùy vào quy mô cửa hàng, ngành hàng kinh doanh và vị trí, khu vực buôn bán mà số vốn này sẽ dao động ở mức khác nhau.
Vậy thì mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn? Hãy cùng Kệ Sắt ATN tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé.
Mở cửa hàng tạp hóa cần chuẩn bị bao nhiêu vốn là đủ?
Kinh doanh cửa hàng tạp hóa trong bất cứ khu vực nào dù là thành phố hay nông thôn thì mức độ cạnh tranh là khá cao, chính vì vậy người kinh doanh cần chuẩn bị một số vốn nhất định để duy trì và hoạt động ổn định trong những tháng đầu vắng khách.
Vậy thì mở cửa hàng tạp hóa cần có bao nhiêu vốn? Trên thực tế không có một mức chi phí cụ thể dành cho việc đầu tư kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Tuy nhiên đối với một cửa hàng có diện tích nhỏ từ 30 - 50m2 thì mức đầu tư tối thiểu sẽ rơi vào khoảng 100 - 200 triệu đồng. Sẽ bao gồm đầu tư vào những hạng mục sau đây.
Chi phí mặt bằng
Hạng mục đầu tiên mà Kệ Sắt ATN nhắc đến chính là chi phí chi trả cho mặt bằng bởi vì đây là chi phí lớn nhất cũng là chi phí quan trọng nhất. Thông thường để tiết kiệm chi phí này thì nhiều người sẽ tận dụng khoảng sân trống trước nhà để giảm thiểu chi phí, nhưng con số này khá là ít.
Tại các khu vực nông thôn thì giá thuê sẽ vào khoảng 5 - 7 triệu/ tháng dành cho diện tích 50m2. Và tại các thành phố lớn thì sẽ có mức giá dao động trong khoảng 10 - 15 triệu đồng/tháng. Và mức giá này sẽ thay đổi tùy vào khu vực với những địa thế khác nhau.
Chi phí nhập hàng hóa
Một cửa hàng tạp hóa thu hút khách hàng chính là cửa hàng có đa dạng mặt hàng như: Nhu yếu phẩm, văn phòng phẩm,...cho khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục thì bạn cũng cần cân nhắc nhập hàng với số lượng vừa phải.
Thông thường mức chi phí để nhập hàng hóa dao động trong khoảng từ 100 - 150 triệu đồng, tuy nhiên chi phí này sẽ thay đổi tùy thuộc vào ngành hàng kinh doanh của cửa hàng là cao cấp, bình dân hay nhập khẩu.
Để có thể tối ưu chi phí nhập hàng hóa thì bạn có thể lựa chọn thanh toán theo từng đợt, phương pháp này giúp cho nhiều chủ cửa hàng tạp hóa xoay được dòng vốn mà không gặp quá nhiều khó khăn.
Chi phí đầu tư trang thiết bị
Một trong những vấn đề quan trọng mà bạn cần lưu tâm khi tìm hiểu mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn chính là chi phí đầu tư trang thiết bị. Những trang thiết bị mà bạn cần lưu tâm chính là: Tủ đông, tủ lạnh, camera, kệ siêu thị lưới, kệ v lỗ,...
Với một mặt bằng khoảng 50m2 thì chi phí đầu tư vào những thiết bị máy móc sẽ rơi vào khoảng 60 - 80 triệu đồng. Mức giá này sẽ cao hoặc thấp tùy vào chất lượng, thương hiệu và độ mới của thiết bị.
Chi phí thuê nhân viên quản lý cửa hàng
Thông thường đối với những cửa hàng quy mô nhỏ thì có thể tận dụng nhân lực là người thân trong gia đình hoặc các ông bà lớn tuổi trông coi cửa hàng. Tuy nhiên với những cửa hàng tạp hóa lớn thì cần 1- 2 nhân viên trông coi và quản lý cửa hàng và mức lương trung bình trong khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Chi phí phát sinh
Trong bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng sẽ tồn tại những rủi ro nhất định và kinh doanh cửa hàng tạp hóa cũng tương tự. Chính vì vậy những chủ cửa hàng tạp hóa cần chuẩn bị những khoản tiền sẵn từ 20 - 30 triệu đồng để dự trù cho những chi phí phát sinh.
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công
Vừa rồi Kệ Sắt ATN đã cùng bạn tìm được câu trả lời dành cho câu hỏi mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn. Tiếp theo là danh sách tổng hợp những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công và được rất nhiều chủ cửa hàng áp dụng, cùng tìm hiểu sau đây.
Đăng ký kinh doanh cho cửa hàng
Để hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh cửa hàng tạp hóa thì bạn cần chuẩn bị rất nhiều giấy tờ như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật. Điều này sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ và lâu dài.
Lựa chọn nguồn hàng uy tín
Trong kinh doanh thì uy tín chính là một trong những yếu tố giúp khách hàng tin tưởng và quay lại mua hàng. Chính vì vậy nếu bạn đang có ý định kinh doanh cửa hàng tạp hóa thì cần lựa chọn được nguồn cung cấp hàng hóa uy tín, đảm bảo chất lượng. Điều này sẽ giúp cho cửa hàng bạn có được lượng khách hàng trung thành và lâu dài.
Nghiên cứu thị trường
Để có được những thành tựu nhất định trong quá trình bán tạp hóa thì người chủ cửa hàng cần có kiến thức về những hoạt động nghiên cứu thị trường như: Theo dõi hành vi khách hàng, khả năng chi trả của khách hàng, nhu cầu mua sắm,... từ đó đưa ra những phương án bán hàng đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Dự tính rủi ro
Việc kinh doanh cửa hàng tạp hóa luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định như: Thất thoát hàng hóa, cháy nổ, nguồn hàng kém chất lượng, thu hồi vốn chậm,... là người kinh doanh bạn cần lường trước những rủi ro trên để biết được cách xử lý trong từng trường hợp rủi ro cụ thể.
Sắp xếp và trưng bày hàng hóa đẹp mắt
Với số lượng hàng hóa trưng bày lớn như vậy thì việc trưng bày sao cho bắt mắt, thuận tiện cho người mua chính là một trong những yếu tố quyết định có thể giữ chân khách hàng hay không. Một số cách sắp xếp hàng hóa mà bạn có thể tham khảo chính là:
Sản phẩm bán chạy, sản phẩm chủ lực thì nên trưng bày tại những khu vực dễ thấy, ngay tầm mắt.
- Đồ ăn nhanh thì nên đặt cạnh quầy thu ngân hoặc khu vực thanh toán để khách dễ dàng chọn mua.
- Phân chia từng quầy hàng riêng biệt như: Gia vị, sữa, bánh kẹo, hàng tiêu dùng,..
- Những sản phẩm có trọng lượng nặng thì đặt ở kệ cuối cùng của quầy hàng.
>>>XEM NGAY:
- Tổng Hợp 3 Mẫu Kệ Để Thiết Bị Âm Thanh Hiện Đại Giá Tốt
- Top 7 Mẫu Kệ Lắp Ráp Thông Minh, Tối Ưu Không Gian Sử Dụng
- Giá Kệ Treo Quần Áo 2 Tầng Giá Tốt, Chất Lượng TPHCM
Kệ Sắt ATN mong rằng với những chia sẻ vừa rồi thì bạn đã biết được mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn và có thể thiết kế mô hình kinh doanh phù hợp với ngân sách. Và nếu bạn thấy bài viết trên hữu ích thì đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết với nhé.