Hướng Dẫn Cách Vẽ Sơ Đồ Kho Hàng Tối Ưu Nhất
Bạn đã biết gì về sơ đồ kho hàng và cách vẽ, lập sơ đồ cho doanh nghiệp hay chưa? Và tại sao cần phải thiết kế sơ đồ kho? Nếu như bạn vẫn chưa biết câu trả lời dành cho câu hỏi trên thì hãy để Kệ Sắt ATN cùng bạn tìm hiểu về ngay trong bài viết sau nhé.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua bước thiết kế sơ đồ kho hàng khi triển khai xây dựng kho hàng lưu trữ. Nhưng lại không biết rằng chính điều này sẽ gây ra rất nhiều bất cập cho quá trình sử dụng sau này, thậm chí phải tốn rất nhiều chi phí để khắc phục. Cùng Kệ Sắt ATN tìm hiểu về tầm quan trọng của sơ đồ kho hàng trong nội dung sau.
Sơ đồ kho hàng là gì?
Sơ đồ kho hàng là bản vẽ thiết kế nhằm phân chia các khu vực lưu trữ hàng hóa trong kho. Ngoài các khu vực trong kho thì bản vẽ này còn thể hiện các vị trí của cửa ra vào, cửa sổ,.. Chính những điều này sẽ giúp doanh nghiệp thiết kế, bố trí vị trí kho hàng, thiết bị và cả lối đi sao cho hợp lý.
Việc doanh nghiệp lên bảng thiết kế sơ đồ kho hàng là vô cùng cần thiết bởi vì những ưu điểm sau đây:
- Tối ưu hóa không gian sử dụng kho hàng: Thiết kế các khu vực hợp lý giúp tiết kiệm mặt bằng, tối ưu không gian, tiết kiệm thời gian xuất/nhập hàng hóa.
- Tăng năng suất: Việc sắp xếp hàng hóa hợp lý sẽ giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn hàng hóa, từ đó tối ưu các hoạt động quản lý kho.
- Không gian kho sạch sẽ: Việc phân chia khu vực kho rõ ràng sẽ làm giảm tình trạng thất lạc hàng hóa, xử lý sai hàng hóa, giúp cho mọi thứ trong kho sạch sẽ, ngăn nắp.
- Xây dựng quy trình quản lý kho tổng thể: Bố trí hợp lý các thành phần trong kho sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quy trình quản lý kho hàng chuyên nghiệp, hiệu quả cao.
Các khu vực hoạt động trong một kho hàng
Mỗi sơ đồ kho hàng sẽ có những thành phần khác nhau, sau đây Kệ Sắt ATN sẽ tổng hợp cho bạn 5 khu vực chính mà bất cứ kho hàng nào cũng cần phải có.
Khu vực lưu trữ hàng hóa
Đây là khu vực dùng để lưu trữ hàng hóa nhập kho và khu vực này được chia làm 2 loại là: Khu vực lưu trữ động và khu vực lưu trữ tĩnh. Đối với khu vực lưu trữ động thường được dùng để lưu trữ hàng hóa không có vị trí cố định, còn đối với những hàng hóa có số lượng lớn và được quy định vị trí cụ thể sẽ được lưu trữ không khu vực tĩnh.
Khu vực bốc dỡ
Đây là khu vực làm việc của các nhân viên bốc dỡ hàng hóa trên các xe trung chuyển. Các nhân viên nảy sẽ bốc dỡ, nhận hàng và ghi lại thông tin hàng hóa trước khi nhập kho.
Khu vực tiếp nhận
Tại đây ngay sau khi hàng hóa được nhập kho thì sẽ được mở ra và xác định vị trí đã được sắp xếp, sau đó sẽ được đưa vào trong các khu vực bảo quản.
Khu vực lấy hàng
Trước khi các đơn hàng được chuyển đi thì nhân viên tại bộ phận lấy hàng sẽ đóng gói các loại hàng hóa và chuẩn bị sẵn sàng để xuất kho.
Khu vực vận chuyển
Khi các đơn hàng đã hoàn tất thủ tục xuất kho thì sẽ được nhân viên xếp lên các xe trung chuyển, sau đó tiến hành giao cho khách hàng, đại lý,...
Các mẫu layout kho hàng phổ biến nhất
Sau đây Kệ Sắt ATN sẽ gửi đến với các bạn những mẫu sơ đồ kho hàng phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thi công nhất hiện nay.
Layout kho hàng chữ U
Với layout kho hàng chữ U hoàn toàn phù hợp với bất kỳ mẫu nhà kho nào bởi thiết kế đơn giản, phù hợp với đa dạng đối tượng. Với layout này thì các thành phần bên trong sẽ được sắp xếp theo hình bán nguyệt, phù hợp với phương thức lấy hàng FIFO.
Layout kho hàng chữ I
Đây chính là thiết kế được rất nhiều công ty, tập đoàn ưa chuộng hiện nay. Bởi vì với thiết kế cần diện tích kho hàng lớn, khu vực nhập/xuất và xếp dỡ hàng hóa đều nằm ở một đầu, còn lại là khu vực vận chuyển và khu vực lưu trữ hàng hóa nằm ở giữa. Với thiết kế này thì sẽ rất thuận tiện cho quá trình vận chuyển, bốc dỡ.
Layout kho hàng chữ L
Đây chính là cách bày trí khá ít người biết và cũng có rất ít người áp dụng hiện nay. Với cấu trúc độc lạ khi mà các khu vực xuất/nhập và tiếp nhận hàng hóa sẽ được bố trí ở 1 bên của không gian kho và khu vực còn lại là dành cho vận chuyển và lấy hàng.
Cách lập và vẽ sơ đồ kho hàng đơn giản
Sau đây Kệ Sắt ATN sẽ hướng dẫn cho bạn quy trình 3 bước vẽ sơ đồ kho hàng cơ bản, cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị sơ đồ mặt bằng kho
Sơ đồ mặt bằng kho sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về không gian lưu trữ mà mình sẽ sử dụng hơn từ đó có thể lên được layout thiết kế phù hợp. Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể đến kho trực tiếp đo đạc hoặc thuê đơn vị hỗ trợ.
Bước 2: Lựa chọn phương pháp lập sơ đồ kho
Hiện nay có 3 phương pháp lập sơ đồ kho mà bạn có thể áp dụng chính là: Sử dụng công cụ Excel, thuê kiến trúc sư và sử dụng các công cụ online. Tùy vào ngân sách và chiến lược của từng doanh nghiệp mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn.
Bước 3: Lựa chọn layout thiết kế phù hợp
Sau khi tìm hiểu về những layout mà Kệ Sắt ATN giới thiệu trên thì bạn hãy lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu. Nếu như bạn muốn khu vực nhận/chuyển hàng hóa gần nhau thì chọn layout hình chữ U. Còn đối với doanh nghiệp lựa chọn phương pháp lấy hàng FIFO thì nên chọn kho hình chữ I.
>>> THAM KHẢO THÊM:
>>>ĐỌC NGAY:
- Cách Trưng Bày Cửa Hàng Mỹ Phẩm Cao Cấp, Ấn Tượng
- Lưu Ý 6 Cách Trưng Bày Cửa Hàng Điện Nước Thu Hút
- Kệ Radio Shuttle Là Gì? Đặc Điểm Kỹ Thuật & Ưu Nhược Điểm
Trên đây là toàn bộ nội dung về sơ đồ kho hàng và hướng dẫn cách lập, vẽ đơn giản rồi. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào dành cho chủ đề trên thì nhắn tin ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.